Lăng Nghiêm - Suramgama
2 videos • 188 views • by Real Happy Chú Lăng Nghiêm là một thần chú Phật giáo uy lực thường được dùng để trừ tà ma và loại bỏ năng lượng tiêu cực (được nhiều người đánh giá là thần chú trừ tà uy lực nhất trong Phật giáo). Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm cao thâm vi diệu, nó còn được gọi là “Vương miện của Đức Phật”, thần chú mạnh mẽ đến mức không có chỗ nào trong không gian hoặc toàn bộ Pháp giới mà không bị ngập bởi ánh sáng tốt đẹp của thần chú. Từ “Thủ Lăng Nghiêm” được dịch là “Đại Định Kiên cố”. Có nghĩa là Phật tánh, bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh mà các trường phái Phật giáo đều nhắc đến. Nó rộng lớn bao trùm khắp vũ trụ nên gọi là “Đại”. Phật tánh, bản chất nguyên thủy của chúng sanh vốn thanh tịnh từ xưa đến nay nên gọi là “Định”, không bị chi phối, biến dịch theo lý vô thường nên gọi là “Kiên cố”. Do đó, thần Chú Lăng Nghiêm hay Thủ Lăng Nghiêm được đọc tụng để hướng tâm về bản chất “Đại Định Kiên cố” này. Theo chương mở đầu của Kinh Lăng Nghiêm, thì nguồn gốc Chú Lăng Nghiêm có từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan (Ananda), trong Nhục Kế (Uṣṇīṣa) trên đỉnh đầu phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu, trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh, có một vị Như Lai ngồi trên hoa sen. Vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha) ấy cũng là Đế Thù La Thi (Tejoraśi), lại còn hiện ra hằng hà sa số vị Nội Mật Bồ Tát với Kim Cương Thần tràn đầy hư không. Giống như thần chú nổi tiếng Lục Đại Tự Minh “Om Mani Padme Hum“, Chú Lăng Nghiêm đồng nghĩa với các thực hành của Bồ Tát Quan Thế Âm, một vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đông Á và Phật giáo Tây Tạng. Chú Lăng Nghiêm cũng đề cập nhiều đến các vị thần Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ và chư Phật Dhyani, đặc biệt là Phật Dược Sư Lưu Ly. Nó thường được sử dụng để bảo vệ hoặc thanh lọc cho thiền sư và được coi là một phần của Phật giáo Shingon ở Nhật Bản. Trong 168-179 TCN tỳ kheo Shramana Lokasema đến Trung Quốc, phiên bản được phổ biến hiện nay của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm đã được dịch và chuyển ngữ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc trong thời nhà Đường. Cho đến ngày nay, các tăng ni trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc, cũng như nhiều Phật tử theo nhiều trường phái khác cũng niệm thần chú này như là một khía cạnh thiết yếu của việc thực hành hàng ngày.